Theo văn hóa người Việt, thờ ông Địa, Thần Tài mang lại may mắn và tài lộc, giúp công việc kinh doanh của gia chủ thuận lợi. Việc bày trí bàn thờ ông Thần Tài Thổ Địa hoặc cắm hoa dâng Phật cần tuân theo nguyên tắc nhất định để giúp gia tăng vượng khí và tài lộc. Cùng Flosa khám phá cách sắp xếp Ông Thần Tài Thổ Địa đúng phong thủy trong bài viết sau.

Xem thêm:

Ý nghĩa của bàn thờ Ông Địa Thần Tài

Bàn thờ Ông Địa Thần Tài mang ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Thần Tài là biểu trưng cho sự thịnh vượng, tiền tài, và may mắn. Còn Ông Địa sẽ tượng trưng cho sự bình an, ổn định, và sự phát triển của gia đạo. 

Việc lập bàn thờ Ông Địa Thần Tài không chỉ giúp gia đình kinh doanh thuận lợi, mà còn tạo nên một không gian tâm linh, giúp gia chủ an tâm và có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Do đó mà mỗi khi bạn chuẩn bị cúng khai trương cửa hàng thì đều nên sửa soạn một không gian thờ phượng Ông Địa - Thần Tài thật chu đáo. 

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa có ý nghĩa quan trọng trong thờ cúng dân gian

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa có ý nghĩa quan trọng trong thờ cúng dân gian (Nguồn: Internet)

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa nên để hướng nào?

Bạn không biết cách sắp xếp ông Thần Tài Thổ Địa ở hướng nào tốt nhất, hợp phong thủy? Sở dĩ hướng đặt bàn thờ Thần Tài đặc biệt quan trọng, vì hướng tốt sẽ giúp đuổi tà khí, hung khí, và bảo vệ tiền tài, đất đai cho gia chủ. Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được đặt ở hai hướng: Hướng Đông Nam và hướng Tây Bắc. 

Mỗi hướng mang lại ý nghĩa riêng biệt như sau:

  • Hướng Đông Nam: Giúp gia chủ thu hút may mắn, tài lộc, công việc kinh doanh thuận lợi, thuận buồm xuôi gió.

  • Hướng Tây Bắc: Giúp gia chủ nhận được sự phù trợ của quý nhân, gia đình luôn bình an, may mắn và gặp nhiều điều tốt lành.

Bên cạnh đó, hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây, Bắc là các hướng nên tránh đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Nên khi lập bàn thờ, bạn cũng nên chú ý điểm này để không bị phạm đại kỵ phong thủy, gây vận hạn cho gia chủ.

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa có ý nghĩa quan trọng trong thờ cúng dân gian

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được đặt dưới đất, ở vị trí thông thoáng, không bị che khuất (Nguồn: Internet)

Cách đặt bàn thờ Ông Địa đúng phong thuỷ

Trước khi tiến hành cách sắp xếp ông Thần Tài Thổ Địa, gia chủ cần đặt bàn thờ đúng vị trí phong thủy. Bàn thờ cần được đặt ở vị trí thông thoáng, không bị che khuất, điển hình được đặt ở góc nhà, gần cửa chính nhưng không đối diện trực tiếp với cửa. Điều này giúp Ông Địa Thần Tài có thể quan sát và kiểm soát tài vận ra vào nhà. 

Ngoài ra, gia chủ cũng cần tránh đặt bàn thờ ở những nơi có luồng khí mạnh hoặc gió lùa, gần bếp, nhà vệ sinh, không tốt cho việc thu hút tài lộc và may mắn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm những loài hoa tượng trưng cho sự may mắn để tăng thêm sinh khí cho gia đình. 

Cách sắp xếp ông Thần Tài Thổ Địa không phải ai cũng biết

Cách sắp xếp bàn thờ ông Địa Thần Tài đúng cách từ vị trí, đồ cúng, bó hương như thế nào? Hãy lưu ngay những kinh nghiệm sắp xếp bàn thờ đúng chuẩn như sau:

Vị trí đặt ông Thần Tài Thổ Địa

Theo quan niệm phong thủy, Ông Thần Tài thường được đặt bên trái, Thổ Địa được đặt ở bên phải bàn thờ khi nhìn từ ngoài vào. Điều này tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa, giúp mang lại tài lộc và sự ổn định cho gia đình. Nếu chỉ thờ ông Thần Tài thì hãy đặt tượng ở giữa bàn thờ, hướng ra cửa để đón tài lộc và khởi vận may.

Vậy bình hoa để bên nào bàn thờ Ông Địa? Nếu có 1 bình hoa trên bàn thờ, gia chủ cần tuân theo nguyên tắc cổ truyền "đông tây bình quả", tức là bình hoa đặt ở phía đông và trái cây, hoa quả đặt ở phía tây.

Bàn thờ cần những gì?

Việc sắp xếp đầy đủ các vật cúng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp không gian thờ cúng trở nên trang trọng và đẹp mắt. Trong cách sắp xếp ông Thần Tài Thổ Địa đúng phong thủy, gia chủ cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm sau:

  • Tượng Thần Tài, Ông Địa: Đặt Thần Tài bên trái và Ông Địa bên phải khi nhìn từ ngoài vào.

  • Phật Di Lặc: Đặt thêm tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ Thần Tài để quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

  • Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ Thần Tài, cần rửa sạch bát hương trước khi đặt, sau đó dùng rượu gừng để tẩy uế. Cốt bát hương có thể dùng tro trấu hoặc cát trắng.

  • Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: Đặt giữa Thần Tài và Ông Địa, thường để đến cuối năm mới thay mới.

  • Lọ hoa tươi: Đặt bên tay phải bàn thờ, tránh dùng hoa giả, hoa héo sẽ không tốt. Gia chủ lưu ý chọn các loại hoa cắm bàn thờ ý nghĩa, phù hợp như hoa cúc trắng, hoa cúc vàng,....

  • Đĩa hoa quả: Sắp xếp 5 loại trái cây trên bàn thờ, có thể thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào ngày rằm, mùng 1.

  • Khay xếp 5 chén nước: Đặt 5 chén nước xếp trên khay hình chữ Nhất, tượng trưng cho ngũ hành.

  • Cóc ngậm tiền: Đặt ở bên trái bàn thờ. Buổi sáng cho mặt cóc hướng ra cửa chính để đón lộc, buổi tối quay cóc vào để giữ lộc.

  • Tô sứ đựng đầy nước và cánh hoa tươi: Đặt ở ngoài cùng, mang ý nghĩa giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

Xem thêm:

Ông Thần Tài thường được đặt bên trái, còn ông Địa đặt bên phải theo hướng từ ngoài nhìn vào

Ông Thần Tài thường được đặt bên trái, còn ông Địa đặt bên phải theo hướng từ ngoài nhìn vào (Nguồn: Internet)

Các lưu ý khi học cách sắp xếp ông Thần Tài Thổ Địa

Khi học cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để thực hiên đúng theo phong tục tập quán của người Việt mình.

Khi nào nên tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài Thổ Địa?

Có 3 thời điểm tốt nhất để tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài: 

  • Ngày 23 tháng Chạp

  • Ngày vía Thần Tài

  • Ngày rằm tháng 7

Khi tỉa chân nhang, người rút cần phải tắm rửa sạch sẽ trước, bàn thờ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi đặt lại bát hương đã được rút chân nhang.

Cách sắp xếp bàn thờ ông Địa hợp mệnh gia chủ

Để sắp xếp bàn thờ Ông Địa hợp mệnh gia chủ, bạn cần xác định mệnh của mình theo ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), để chọn màu sắc và các vật phẩm phù hợp để đặt trên bàn thờ. Ví dụ, nếu gia chủ thuộc mệnh Kim, nên chọn các vật phẩm có màu trắng, bạc hoặc vàng để tăng cường năng lượng tốt. Tượng ông Địa Thần Tài sau khi thỉnh về cần dán chữ Nho phía sau lưng bàn thờ để linh nghiệm.

Giờ tốt và dịp nên cúng Thần Tài - Thổ Địa

Theo chuyên gia phong thủy, giờ tốt để cúng Thần Tài - Thổ Địa nên vào buổi sáng từ 7 - 9 giờ (giờ Thìn). Ngoài ra, cúng vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, dịp Tết Nguyên Đán, hoặc ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng) sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình.

Giờ tốt để cúng Thần Tài Thổ Địa là từ 7h - 9h sáng

Giờ tốt để cúng Thần Tài Thổ Địa là từ 7h - 9h sáng (Nguồn: Internet)

Văn khấn bao sái bàn thờ Thần Tài Thổ Địa hàng ngày chuẩn nhất 

Việc khấn bao sái bàn thờ Thần Tài Thổ Địa hàng ngày không chỉ là biểu hiện của lòng thành kính mà còn giúp duy trì sự linh thiêng của bàn thờ. Dưới đây là bài văn khấn bao sái hàng ngày mà bạn có thể tham khảo: 

“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ gia chủ) tại…… (địa chỉ)

Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của dòng họ … (họ gia chủ), chấp thuận.

Nam mô a di đà phật! (3 lần)”

Bài viết phía trên đã giúp bạn hiểu rõ cách sắp xếp Ông Thần Tài Thổ Địa đúng chuẩn phong thủy, giúp chiêu tài lộc phát cũng như văn khấn bao sái bàn thờ hàng ngày. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua hoa cúng Ông Địa, Thần Tài, giỏ trái cây dâng bàn thờ, mẫu cắm hoa bàn thờ đẹp, ý nghĩa với đa dạng kiểu dáng thì hãy liên hệ ngay đến website Flosa để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: