
45+ Những Món Ăn Ngày Tết 3 Miền Bắc, Trung, Nam Thơm Ngon 2025
- Người viết: Nguyễn Thị Thu Hiền lúc
- Ý Nghĩa Hoa
- - 0 Bình luận
Tết Nguyên Đán sắp đến, người người nhà nhà tất bật chuẩn bị sắm sửa đón Tết, một trong số đó không thể thiếu những món ăn ngon, cổ truyền. Những món ăn ngày Tết không chỉ là những bữa tiệc ngon miệng mà còn đong đầy ý nghĩa văn hóa và truyền thống. Cùng HoaĐẹp365 tìm hiểu những món ăn ngày Tết thơm ngon, hấp dẫn của mọi miền đất nước!
Xem thêm:
Ý nghĩa những món ăn ngày Tết Việt Nam
Mỗi món ăn trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt đều chứa đựng những giá trị văn hóa và nét đặc trưng riêng biệt của từng vùng miền. Điều này không chỉ phản ánh sự đa dạng về phong tục tập quán mà còn là sự gắn kết tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S.
Mâm cơm cúng tất niên hoặc mâm cỗ ngày Tết phải gồm có những món bánh chưng, bánh tét, hai món ăn mang đậm dấu ấn lịch sử và truyền thống, là biểu tượng của sự tròn đầy, thịnh vượng và mong muốn một năm mới an lành, sức khỏe dồi dào. Bên cạnh đó, thịt kho nước dừa (hay còn gọi là thịt kho Tàu) là món ăn đặc trưng của miền Nam, với sự kết hợp hài hòa giữa những miếng thịt vuông vắn và trứng tròn, thể hiện sự cân bằng âm dương, tạo nên một năm mới hạnh phúc, trọn vẹn.
Món xôi gấc của người miền Bắc lại mang trong mình màu đỏ rực rỡ, tượng trưng cho may mắn và sự thịnh vượng. Đây là những món ăn ngày Tết không thể thiếu, nhằm mang đến một năm mới cát tường, đầy ắp niềm vui.
Xem thêm: Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ất Tỵ 2025: Cách Bày Trí Cực Đẹp, Ý Nghĩa
Những món ăn ngày Tết phải gồm có bánh chưng, bánh tét, xôi gấc,.... (Nguồn: Internet)
Những món ăn ngày Tết ở miền Bắc
Trong không khí se lạnh của miền Bắc, mỗi khi Tết đến, bữa cơm gia đình trở nên ấm cúng hơn bao giờ hết. Đối với người Việt, những món ăn truyền thống ngày Tết không chỉ là sự kết hợp tinh tế của hương vị, mà còn là những dấu ấn đậm nét văn hóa của vùng đất này. Sau đây là những món ăn ngày Tết ngon đặc trưng, làm nên hồn Tết của miền Bắc Việt Nam.
Bánh Chưng
Bánh chưng là một biểu tượng của lịch sử ẩm thực Việt Nam. Bánh chưng đã theo chân người Việt trải qua những thăng trầm và tồn tại lâu dài trong văn hóa ẩm thực của dân tộc. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi món ăn này trở thành một phần quan trọng trong bữa cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Bánh chưng tượng trưng cho mặt đất, là sự biểu đạt lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu đối với Vua Hùng (đời thứ 16) và cả đất trời.
Xem thêm: Mâm Cỗ Cho Ngày Ông Công Ông Táo Mà Bạn Cần Biết 2025
Bánh chưng là một trong những món ăn ngày Tết thơm ngon (Nguồn: Internet)
Thịt đông
Thịt đông, một biểu tượng ẩm thực không thể thiếu trong nền văn hóa Tết của nhiều gia đình Việt Nam, đặc biệt là tại vùng Bắc Bộ. Phần thịt bên trong có hình dạng giống như thạch, thể hiện sự trong trẻo, an lành trong ngày đầu năm mới. Món ăn là sự gắn kết và hòa quyện giữa các thành phần như là một lời chúc tốt lành dành cho những tâm hồn yêu thương. Đừng quên thưởng thức thịt đông cùng với cơm nóng, đây chắc chắn sẽ là một kết hợp tuyệt vời cho bữa cơm Tết đầy ý nghĩa của gia đình bạn.
Xôi gấc
Những món ăn ngày Tết của miền Bắc không thể bỏ qua xôi gấc. Đây là món ăn được làm từ gạo nếp, gấc và dầu vừng. Gấc là một loại quả có màu đỏ tươi, chứa nhiều vitamin A và C. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, món ăn này còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Với màu đỏ đẹp mắt, vị ngọt thanh và bùi, xôi gấc là biểu tượng của sự giàu sang, cầu mong cho gia đình có thật nhiều may mắn, tài lộc.
Xem thêm: 15+ Gợi Ý Trang Trí Nhà Cửa Ngày Tết Giúp “Chữa Lành” Năm Cũ
Xôi gấc là món ăn truyền thống ngày Tết (Nguồn: Internet)
Dưa hành
Dưa hành được muối chua là món ăn kèm bắt vị không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết cổ truyền. Dưa hành có màu xanh tươi là biểu tượng của sự thịnh vượng và tươi mới. Bên cạnh việc bảo quản và tăng độ ngon cho món ăn, sự giữ lại màu xanh của dưa hành cũng tượng trưng cho sự tươi mới, may mắn và thịnh vượng trong năm mới.
Nem rán
Nem rán thường được xem là một biểu tượng của sự tốt lành và may mắn. Hình dáng và tên gọi của món ăn có thể kết hợp với ý nghĩa tích cực, tượng trưng cho sự đoàn kết và hạnh phúc trong gia đình. Món ăn này được làm từ thịt lợn, tôm, nấm, củ sắn, trứng và bánh tráng. Thịt lợn, tôm và nấm được xay nhuyễn, trộn với củ sắn bào, trứng và gia vị. Khi ăn, nem rán được cuốn với rau sống, bún và nước mắm pha đường, chanh và tỏi. Món ăn này có vị ngon, giòn, thơm và đậm đà và rất được yêu thích trong bữa cơm ngày Tết của người miền Bắc.
Nem rán Hà Nội - món ăn truyền thống ngày Tết (Nguồn: Internet)
Giò lụa, giò xào
Một trong những món ăn ngày Tết thơm ngon của người miền Bắc là giò lụa, giò xào. Món này thường được cắt thành miếng mỏng, ăn kèm với bánh mì, bánh cuốn hoặc bánh chưng. Giò lụa có vị ngọt, béo và mềm, là một món ăn truyền thống và quen thuộc. Việc sử dụng giò lụa, giò xào trong bữa ăn Tết thể hiện mong muốn về một cuộc sống may mắn và thịnh vượng.
Gà luộc
Gà luộc là một trong những món ăn ngày tết miền Bắc nổi tiếng có ý nghĩa tượng trưng cho sự bình an và an lành. Món gà trắng, tinh khôi thường được liên kết với những điều tích cực và mong muốn một năm mới tràn đầy hạnh phúc. Bạn đừng quên cắt gà luộc được cắt thành miếng vừa ăn, ăn kèm với cơm, rau sống và nước mắm pha chanh, tỏi, ớt để thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn nhé!
Xem thêm: Ý Nghĩa Hoa Lay Ơn Đỏ, Cách Cắm Hoa Chưng Lễ Tết Đẹp
Gà luộc là món ăn ngon ngày Tết (Nguồn: Internet)
Canh măng khô
Canh măng khô không chỉ là một trong những món ăn ngày Tết thơm ngon mà còn tượng trưng về sự tươi mới và mong mỏi một cuộc sống tươi đẹp. Hương vị đặc trưng của măng khô sẽ làm không khí của bữa ăn ngày Tết thêm ấm cúng, bình yên.
Canh bóng thả
Món canh bóng thả được làm từ bóng cá, thịt lợn, cà rốt, hành, tiêu và gia vị. Món canh này còn được biết với tên gọi khác là canh bóng bì lợn, và là một món ăn truyền thống thường xuất hiện trong bữa cỗ của người dân Hà Nội vào những ngày Tết xưa. Với vị nước dùng thanh mát, ngọt ngào, kết hợp cùng thịt mọc béo ngon miệng và bóng bì giòn sần sật. Món canh này giúp tạo nên một hương vị trọn vẹn, đậm đà và gần gũi với truyền thống.
Xem thêm:
Canh bóng thả thơm ngon (Nguồn: Internet)
Chè kho
Với hương vị độc đáo và cách chế biến đặc biệt, chè kho thường được coi là một món ăn thơm ngon tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Màu sắc và hình dáng đặc biệt của chè kho giúp tạo nên không khí lễ hội tưng bừng và mang lại cảm giác ấm cúng trong không gian gia đình. Bạn có thể thưởng thức chè kho kèm với nước cốt dừa béo ngậy để tăng thêm hương vị ngày Tết.
Những món ăn ngày Tết ở miền Trung
Những món ăn ngày Tết miền Trung không chỉ là những biểu tượng của hương vị độc đáo mà còn là những câu chuyện về truyền thống tốt đẹp của vùng đất này. Nhờ có văn hóa đa dạng, những món ăn miền Trung sẽ giúp mang đến bầu không khí ấm áp với những hương vị tuyệt vời khó quên trong ngày Tết cổ truyền.
Tré
Tré là món đặc sản của người Bình Định, không chỉ ở miền Trung, món ăn thơm ngon này còn được thêm vào bàn ăn trong ngày Tết của mọi miền đất nước. Cách chế biến món này rất đa dạng, bạn có thể trộn gỏi hoặc ăn riêng chấm với tương ớt đều ngon. Vị chua nhẹ nơi đầu lưỡi sẽ ngay lập tức kích thích vị giác của người dùng và vị beo béo của thịt heo sẽ làm người dùng khó mà quên được.
Đặc sản tré Bình Định - Một trong những món ăn ngày Tết miền Trung độc đáo (Nguồn: Internet)
Bò thưng
Bò thưng là một biểu tượng ẩm thực không thể thiếu trong bữa cỗ Tết miền Trung. Món bò thưng không chỉ nổi bật với hương vị ngon miệng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo. Điểm độc đáo của món này không chỉ là ở sự ngon miệng mà còn nằm ở cách trang trí, món ăn sẽ khiến cho những người thưởng thức không khỏi bất ngờ và hứng thú. Món bò thưng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu có, sung túc trong ngày Tết.
Bắp bò kho mật mía
Với hương vị thơm nồng, cay cay đến từ các nguyên liệu như: gừng, quế và ớt, món bò kho mật mía giúp kích thích vị giác tối đa. Ngoài ra vị ngọt thanh của thịt bò và mật mía sẽ làm món ăn thêm đậm vị khó quên. Đây là một món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết.
Xem thêm:
Bắp bò kho mía mật món ngon không thể thiếu ngày Tết (Nguồn: Internet)
Thịt lợn ngâm mắm
Thịt lợn ngâm mắm là món ăn truyền thống của miền Trung vào dịp Tết Nguyên đán. Khi đến thăm người thân ở miền Trung vào dịp Tết, bạn chắc chắn sẽ được gia chủ chiêu đãi món thịt ngâm nước mắm được cắt lát mỏng và ăn kèm với dưa chua hoặc rau sống. Món ăn thơm ngon này sẽ giúp bầu không khí tết thêm vui tươi, nhộn nhịp.
Chả bò
Chả bò là đặc sản của người miền Trung, đặc biệt linh hồn trong ẩm thực Đà Nẵng. Món ăn này thường được dùng kèm thêm trong các món bún ở miền Trung và xuất hiện trong các tiệc cỗ quan trọng như Tết, đám cưới hay đám giỗ,...
Tôm chua
Tôm chua là một trong các biểu tượng của nền ẩm thực Huế. Món tôm chua đem đến sự hấp dẫn với hương vị đậm đà với sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt, cay cay và chua chua. Đặc biệt, món ăn này không chỉ kích thích vị giác mạnh mẽ mà còn làm cho bữa ăn Tết trở nên phong phú và hấp dẫn.
Món tôm chua - đặc sản Huế ngày Tết (Nguồn: Internet)
Banh thuẫn
Bánh thuẫn hay còn được biết đến với tên gọi bánh thửng, là một món bánh miền Trung với hương vị đặc trưng giống bánh bông lan. Được nướng từ bột bình tinh, bột năng và trứng, bánh thuẫn mang lại hương thơm quyến rũ. Do đó, bánh thuẫn đã trở thành điểm độc đáo trong danh sách các món ngon ngày Tết ở miền Trung.
Bánh in
Vào dịp Tết, mỗi gia đình miền Trung thưởng thức hương vị tinh tế của bánh in. Nhờ có sự đa dạng về màu sắc và hình thù, bánh in hứa hẹn sẽ là một món ăn vặt thơm ngon và được các nhỏ bạn yêu thích.
Nem chua
Trong bữa tiệc Tết truyền thống miền Trung không thể nào thiếu món nem chua. Với sắc hồng nổi bật từ lớp lá ổi và bọc ngoài bằng lá chuối, món nem chua không chỉ góp phần làm đẹp bữa ăn mà còn mang đến hương vị nhẹ nhàng, làm phong phú thêm sự đa dạng trong thực đơn ngày Tết. Ngoài ra, nhờ sự hòa quyện tuyệt vời giữa các hương vị, nem chua đã trở thành biểu tượng cho sự hài hòa và đoàn kết trong gia đình.
Nem chua là đặc sản của miền Trung mùa Tết (Nguồn: Internet)
Dưa món
Dưa món được làm từ củ cải, củ hành tây, nước dấm, đường, muối, ớt và các gia vị. Sau một thời gian ngâm ủ, dưa món sẽ chua, giòn và cay. Với hương vị thơm ngon, nó đã trở thành món ăn kèm không thể thiếu trong những ngày Tết. Ngoài ra, trong ngày Tết ăn nhiều quà vặt, việc ăn kèm dưa món sẽ giúp món ăn bắt vị và giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
Những món ăn ngày Tết ở miền Nam
Ẩm thực của miền Nam cũng đa dạng, đặc sắc không kém so với miền Bắc và Trung. Sau đây sẽ là những món ngon ngày Tết miền Nam.
Bánh tét
Bánh tét là món ăn truyền thống được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và lá chuối. Bánh tét có hình trụ và là biểu tượng cho sự chắc chắn và vững bền. Ngoài ra, bánh tét còn tượng trưng cho sự hòa quyện giữa các hương vị, biểu hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Hình ảnh cả gia đình quây quần bên nhau bên bếp lửa và cùng canh nấu bánh tét vào dịp Tết đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc không thể thiếu của người Việt.
Xem thêm: Ý Nghĩa Giỏ Quà Tết Tặng Bạn Bè, Đồng Nghiệp, Sếp Dịp Tết 2025
Bánh tét là linh hồn của ẩm thực miền Nam ngày Tết (Nguồn: Internet)
Thịt kho tàu
Thịt kho tàu được làm từ thịt ba chỉ, trứng vịt, nước dừa và các gia vị. Thịt kho tàu sau khi được làm ra có màu vàng nâu, vị đậm đà, béo và thơm. Đây là một trong những món ăn ngày Tết miền Nam, là biểu tượng của sự ấm cúng, sum vầy và sung túc.
Canh khổ qua dồn thịt
Canh khổ qua dồn thịt là một món ăn ngon, bắt vị vào dịp Tết. Món ăn ngon này được làm từ những nguyên liệu đơn giản như: khổ qua, thịt lợn, nấm và các gia vị. Canh khổ qua dồn thịt có vị đắng, ngọt và thanh, đây là một món ăn giúp giải nhiệt, rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra “canh khổ qua” còn có ý nghĩa là mong muốn những khổ cực của năm cũ sẽ qua đi, để chào đón sự may mắn, ngụ ý lời chúc năm mới tốt đẹp.
Xem thêm:
Canh khổ qua dồn thịt thơm ngon ngày Tết (Nguồn: Internet)
Dưa giá
Giống món dưa món muối chua của miền Trung, món dưa giá cũng có cách làm tương tự. Giá, hẹ, cà rốt bào sợi sẽ được trộn và ngâm ủ cùng đường, dấm và các gia vị. Món dưa giá sau khi làm ra sẽ có vị chua, ngọt và giòn. Món ăn kèm này có tác dụng giải nhiệt, tiêu hóa và tăng cường hương vị cho các món ăn khác. Bạn có thể ăn kèm dưa giá với lạp xưởng, bánh tét,... rất ngon.
Củ kiệu, tôm khô, trứng bắc thảo
Củ kiệu, tôm khô, trứng bắc thảo là những món ăn ngày Tết không thể thiếu của người miền Nam. Củ kiệu trắng trắng thường được ngâm chua và cho ra món ăn giòn giòn, chua chua, ngọt ngọt thích hợp ăn kèm với những món ăn có vị béo, giàu tinh bột. Trứng bắc thảo có vị béo ngậy, thơm lừng cùng với tôm khô mặn mặn. Sự kết hợp này sẽ cho ra bữa cơm gia đình ngày Tết ấm áp, ngon miệng.
Xem thêm: Mâm Cúng Giao Thừa Tết Ất Tỵ 2025: Trừ Tịch Ma Quỷ, Đón Vận May
Chả giò
Chả giò là món ăn đặc trưng của người miền Nam. Món ăn này được làm từ thịt lợn, tôm, nấm, bánh tráng và các gia vị. Sau khi chả giò được chiên giòn sẽ ăn kèm với rau sống, bún và nước mắm. Món ăn này có hương vị ngon, giòn, thơm và đậm đà và là biểu tượng của sự phồn vinh, giàu có và hạnh phúc.
Chả giò Tết thơm ngon, giòn rụm (Nguồn: Internet)
Xôi Vò
Xôi vò được làm từ gạo nếp, đậu xanh, dừa và vừng. Xôi vò có màu vàng, vị ngọt, bùi và thơm ngon. Với sắc vàng rực rỡ, món xôi vò được dùng trong ngày Tết với ý nghĩa mang lại may mắn và sức khỏe.
Lạp xưởng
Trong bữa tiệc Tết hiện đại của người miền Nam, một món ngon không thể thiếu chính là lạp xưởng. Là sản phẩm phổ biến, lạp xưởng có thể được chế biến từ hai loại thịt chính: lạp xưởng tươi và lạp xưởng khô. Để tạo nên hương vị thơm ngon, bạn có thể biến tấu lạp xưởng thành nhiều món ăn hấp dẫn như luộc, chiên, hoặc nướng. Sự chế biến đa dạng giúp mâm cỗ ngày Tết trở nên phong phú và hấp dẫn hơn.
Chả lụa
Chả lụa là một món ăn phổ biến, đặc biệt được ưa chuộng vào những ngày giáp Tết. Trong các bữa ăn gia đình ngày Tết, món chả lụa là lựa chọn hàng đầu nhờ vào hương vị thơm ngon và cách chế biến nhanh chóng. Bạn có thể thưởng thức chả lụa kèm theo muối tiêu chanh, dưa giá, tương ớt hoặc ăn cùng cơm để tạo nên bữa ăn phong phú và ngon miệng. Chả lụa có màu trắng, vị ngọt, béo và mềm tượng trưng cho sự trơn tru, suôn sẻ và thành công cho những ngày đầu năm mới.
Chả lụa là một món ăn ngon ngày Tết phổ biến (Nguồn: Internet)
Các loại bánh, mứt ngon ngày Tết
Những loại bánh và mứt truyền thống đã lâu trở thành điểm nhấn ngon miệng trong bữa tiệc Tết của mỗi gia đình Việt Nam. Những hương vị ngọt ngào, màu sắc đa dạng của bánh và mứt không chỉ làm phong phú bữa ăn mà còn chứa đựng những giá trị truyền thống, tượng trưng cho sự sum vầy và may mắn trong năm mới.
Khô mặn các loại
Trong truyền thống văn hóa của người Việt, các phiên chợ truyền thống, siêu thị thường sẽ đóng cửa vào 3 mùng của Tết. Do đó, phong tục dự trữ thức ăn đã trở thành điều không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Trong đó các loại khô, cá mặn được muối mặn, ngoài việc để bảo quản thức ăn được lâu hơn mà còn tạo ra một món ăn thơm ngon, lạ vị.
Mứt trái cây
Bánh mứt đã trở thành những món ăn ngày Tết truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết. Một số loại trái cây được dùng làm mứt như: cam, quýt, bưởi, xoài, dứa, chuối… và được áo một lớp đường. Vị ngọt của đường, chua nhẹ của trái cây giúp tạo ra một món ăn bắt vị trong dịp Tết. Bạn có thể thưởng thức mứt trái cây cùng một tách trà nóng để tận hưởng bầu không khí Tết yên bình.
Xem thêm:
Mứt trái cây thơm ngon, tròn vị Tết (Nguồn: Internet)
Hạt dẻ cười
Được gọi là hạt dẻ cười vì đây là loại hạt được sấy khô và tách hở ra giống hình mặt cười. Hạt dẻ cười là biểu tượng của sự vui vẻ, nhộn nhịp của ngày Tết. Hạt dẻ cười có vị ngọt, bùi và thơm nên rất được trẻ em yêu thích. Ngoài ra ăn hạt dẻ cười còn rất tốt cho sức khỏe.
Hạt dưa
Với màu sắc đẹp mắt, hạt dưa không chỉ trở thành một biểu tượng may mắn trong ngày Tết Nguyên đán mà còn mang đến không khí ấm áp cho những buổi họp mặt gia đình. Hạt dưa giúp tăng thêm nguồn cảm hứng và sự thú vị trong các cuộc trò chuyện, “buôn dưa lê” ngày Tết.
Xem thêm:
Hạt dưa là biểu tượng may mắn của ngày Tết (Nguồn: Internet)
Hạt điều
Hạt điều rang muối vừa có hương vị thơm ngon đặc trưng, vừa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cao. Do đó, đây không chỉ là một món ăn chơi hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong hạt điều chứa nhiều chất chống oxy hóa, omega-3 và omega-6,... và là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cả gia đình vào dịp Tết.
Đậu phộng rang
Đậu phộng rang trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những món ăn vặt trong ngày Tết. Món đậu phộng rang có rất nhiều phiên bản: từ rang truyền thống, đến biến tấu thành đậu phộng rang tỏi ớt, rang bơ tỏi, rang muối, hay rang nước tương,... Món đậu phộng rang sẽ góp phần làm phong phú thêm bữa tiệc và tạo nên những khoảnh khắc ngon miệng cho mọi thành viên trong gia đình.
Xem thêm: Hoa Cúng Ông Địa, Thần Tài, Gia Tiên & Bàn Thờ Phật Mới 2025
Đậu phộng rang thơm ngon, bắt vị (Nguồn: Internet)
Kẹo ngọt
Những viên kẹo ngọt là một trong những món ăn ngày Tết không thể thiếu. Sự ngọt ngào và nhiều màu sắc tươi sáng của những viên kẹo giúp bầu không khí thêm vui tươi, sáng sủa.
Món ăn ngày tết Việt Nam đãi khách đơn giản, dễ làm, bắt vị
Ngày Tết, ngoài các món ăn truyền thống cầu kỳ, nhiều gia đình Việt còn lựa chọn những món ăn đơn giản nhưng vẫn mang đậm hương vị Tết và dễ làm để đãi khách. Dưới đây là một số món ăn Tết vừa dễ làm, vừa bắt vị mà bạn có thể tham khảo:
Bắp bò ngâm mắm
Một món ăn phổ biến trong mâm cỗ Tết là bắp bò ngâm mắm, món ăn này hấp dẫn với sự kết hợp của các hương vị mặn, ngọt và chua. Bên cạnh đó, miếng gân bò giòn giòn tạo nên cảm giác thú vị, rất phù hợp làm món nhắm cho ngày Tết.
Bắp bò ngâm mắm cũng là một món ăn ngày Tết thơm ngon (Nguồn: Internet)
Tai heo ngâm giấm chua ngọt
Tai heo ngâm giấm chua ngọt là món ăn có hương vị đặc trưng, dễ ăn và được nhiều gia đình lựa chọn để đãi khách trong dịp Tết. Vị chua ngọt của món ăn này cũng giúp giảm cảm giác ngấy khi ăn kèm với bánh chưng hoặc bánh tét.
Kim chi Việt Nam
Những món ăn ngày tết ở Việt Nam phổ biến để đãi khách không thể bỏ qua cái tên kim chi Việt Nam. Với rau củ ngâm giòn, chua và mát, kim chi là món ăn giúp giải ngán hiệu quả trong những ngày Tết, đồng thời bổ sung hương vị mới mẻ cho các bữa ăn của gia đình.
Kim chi củ kiệu, ngó sen Việt Nam là món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết (Nguồn: Internet)
Chả quế
Chả quế có màu vàng óng ả của lớp vỏ chiên giòn, là một trong những đặc trưng nổi bật giúp nhận diện món ăn này. Nhờ được chiên vàng, chả quế tỏa ra một mùi thơm quyến rũ, dễ khiến ai cũng phải xiêu lòng. Mùi thơm nhẹ nhàng của quế kết hợp hoàn hảo với vị ngọt thanh của thịt heo, tạo nên một món ăn lý tưởng để thưởng thức trong ngày Tết.
Bánh tét chiên
Bánh tét chiên là món ăn phổ biến trong những ngày sau Tết ở Việt Nam. Sau khi đã quá quen thuộc với bánh tét truyền thống, nhiều người sáng tạo cách chế biến bánh tét bằng cách chiên lên. Tuy món này khá ngon, nhưng nếu ăn nhiều có thể dễ dàng gây ngấy.
Cơm chiên bát bảo
Cơm chiên bát bảo là món ăn đặc trưng của người Hoa, được chế biến từ tám loại nguyên liệu phong phú, từ thịt, rau củ đến nấm. Chính sự kết hợp này tạo nên hương vị thơm ngon, đặc biệt và khó quên. Món ăn này cũng được nhiều gia đình người Việt lựa chọn trong dịp Tết vì nó mang lại ý nghĩa về sự thịnh vượng và may mắn.
Món cơm chiên bát bửu (bát bảo) thơm ngon thích hợp đãi khách ngày Tết (Nguồn: Internet)
Trên đây HoaĐẹp365 đã gợi ý cho bạn những món ăn ngày Tết truyền thống, đặc sắc trên mỗi miền đất nước. Tết có ý nghĩa rất quan trọng với người Việt, nó không chỉ đơn giản là một kỳ nghỉ mà còn được người Việt gửi gắm vào đây những niềm vui, hy vọng và mong muốn được sum vầy. Bên cạnh những món ăn thơm ngon, một bình hoa tươi rực rỡ chắc chắn sẽ làm không khí Tết thêm phần ấm cúng và tràn đầy sức sống. Nếu bạn có nhu cầu mua hoa bó, hoa tươi, giỏ trái cây Tết thì hãy liên hệ ngay HoaĐẹp365 để được đội ngũ thợ hoa tư vấn trực tiếp, giao hàng nhanh chóng trong ngày.
Có thể bạn quan tâm: