Hoa Quả Cúng Rằm Tháng 7 - 2024: Nên & Không Nên Cúng Gì?
- Người viết: Hoadep365 lúc
- Ý Nghĩa Hoa
- - 0 Bình luận
Theo dòng lịch sử, người Việt coi mùng 1 hàng tháng (âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng. Ngày mùng 1 (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công. Ngày 15 (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.
Và ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là một trong những ngày lễ lớn theo âm lịch. Flosa sẽ chia sẻ đôi điều về ngày rằm và những điều kiêng kỵ cúng rằm tháng 7 theo Phật Giáo bạn cần biết.
Có thể bạn quan tâm:
Rằm tháng 7 âm lịch 2023 ngày mấy?
Năm 2023, ngày rằm tháng 7 (15 tháng 7 âm lịch năm Quý Mão) là vào thứ 4, ngày 30 tháng 8 năm 2023 dương lịch.
Ý nghĩa cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7 là một trong những ngày rằm lớn trong năm ở Việt Nam. Ngày rằm tháng 7 còn có những tên khác như “Ullambana” trong kinh Phật, “Lễ hội Trung Nguyên” trong Đạo giáo, và “Lễ cúng cô hồn” trong dân gian.
Theo quan niệm dân gian từ đời này sang đời khác, ngày rằm là ngày ông bà tổ tiên đến thăm con cháu, các vị thần ghé thăm nhân gian vì đây là ngày trăng tròn. Theo các ghi chép lịch sử vào ngày rằm hàng tháng, mặt trăng và trái đất gần như cùng nằm trên một đường thẳng so với mặt trời. Theo các nhà nghiên cứu về năng lượng, vào ngày này một xung năng lượng đặc biệt được tạo ra có tác động xấu đến con người như tai nạn, bệnh tật…
Rằm tháng 7 là rằm lớn trong năm
Tìm hiểu các ngày rằm trong năm theo ý nghĩa Phật Giáo:
- Trong Phật giáo, ngày rằm tháng 4 (ngày Đại lễ Phật Đản) là ngày Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ra đời, đây được tính là ngày đầu tiên trong năm của lịch nhà Phật.
- Ngày rằm tháng 5 đánh dấu sự kiện thánh tăng A-la-hán Mahinda bước chân lên đất Tích Lan, khai sáng không chỉ nền đạo truyền thống Nam tông.
- Qua rằm tháng 6, đây là ngày Đức Phật lần đầu tiên thuyết pháp, kinh Chuyển Pháp Luân và lên cung trời Đâu Suất để giảng luận A-tì-đàm cho thân mẫu và chư thiên, bảy năm sau ngày thành Đạo.
- Rằm tháng 7 là ngày mà toàn thể chư tăng bắt đầu an cư kiết hạ.
- Rằm tháng 8 chư tăng an cư và nghiêm trì giới luật.
- Rằm tháng 9, Đức Phật hoàn tất ba tháng thuyết giảng luận A-tì-đàm cho thân mẫu và chư thiên nghe; phái đoàn do tôn giả Mahà Arittha hướng dẫn về gặp vua A Dục để thỉnh cầu nhà vua cho phép A-la-hán Sanghamittà đến Tích Lan để khai sơn ni bộ tại đó. Đồng thời, rằm tháng 9 cũng là ngày Phật tương lai Di Lặc hạ sanh, lớn lên, ngài gia nhập tăng đoàn.
- Đến rằm tháng 10 là ngày Đức Phật gửi 60 vị A-la-hán đi khắp nơi để hoằng hóa Chân Lý. Đức Phật đến Uruvela để giảng pháp và thuyết phục ba anh em Ca Diếp cùng một ngàn tùy tùng của họ. Tôn giả Di Lặc được Đức Thích Ca thọ ký thành Phật, là vị Phật thứ năm trong hiện kiếp này.
- Vào ngày rằm tháng 11, A-la-hán Sanghamittà đặt chân đến Tích Lan, mang theo một chiết nhánh của cây Bồ Đề, nơi Đức Phật Thành Đạo tại Ấn Độ.
- Rằm tháng 2 là ngày Đức Phật hướng dẫn tăng đoàn trở về thành Ca-tỳ-la-vệ lần đầu tiên, để độ cho cha là vua Tịnh Phạn (Suddhodhana) đắc quả Nhập Lưu, và dắt La Hầu La xuất gia, sau đắc quả A-la-hán.
- Ngày rằm tháng 3, Đức Phật đến Tích Lan lần thứ 2 và thuyết về nguyên tắc sống chung hòa bình, nhẫn nhục và từ bi cho hai chú cháu bộ tộc Nàgas đang tranh nhau ngai vàng.
Cúng rằm tháng 7 theo phật giáo có một số lễ nghi, quy tắc bạn cần tìm hiểu để tránh phạm điều kiêng kỵ.
Hoa quả cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7 âm lịch là một ngày có ý nghĩa đặc biệt, vì thế việc chuẩn bị mâm cúng trang trọng tôn nghiêm là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình để cầu phúc an, sức khỏe và nhiều điều may mắn. Flosa sẽ đưa ra những gợi ý để các bạn có thể tham khảo cho mâm cúng ngày rằm nhé!
Hoa lay ơn đỏ chưng bàn thờ cúng rằm tháng 7
Các loài hoa chưng bàn thờ
Rằm tháng 7 cúng hoa gì? Hãy để Flosa đưa ra những gợi ý để chuẩn bị cho bàn thờ tôn nghiêm nhà bạn nhé.
- Hoa đồng tiền: loại hoa này tượng trưng cho tài lộc, may mắn và xua đuổi tà khí trong gia đình
- Hoa cúc vàng: mang ý nghĩa là sự trường tồn, vĩnh cửu, là biểu tượng của sự sống, phúc lộc và may mắn.
- Hoa lay ơn: mang vẻ đẹp thuần khiết, thanh tao và trang nhã. Bởi vậy, loại hoa này đặc biệt thích hợp để dâng lên lễ Phật, bày tỏ sự tri ân với ông bà gia tiên.
- Hoa sen: là loài hoa mang vẻ đẹp bình dị, thuần khiết tượng trưng cho đạo Phật. Hoa sen sinh ra từ ao bùn nhưng vươn mình lên để khoe hương, khoe sắc. Dùng hoa sen để dâng lên bàn thờ, tức là dâng lên vẻ đẹp của sự thanh tao, thể hiện sự tôn kính đối với bề trên.
- Hoa cát tường: mang lại sự nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng không kém phần ngọt ngào và quý phái. Tên gọi của nó có nghĩa là “may mắn” nên việc chứng lên bàn thờ gia tiên sẽ giúp gia chủ hút tài lộc, vượng khí đầy nhà.
Xem ngay: TOP 10 mẫu cắm hoa bàn thờ đẹp
Các loại quả làm mâm cúng
Ông bà đã lưu truyền câu thành ngữ “đông hoa tây quả", trên bàn thờ đã có hoa thì kèm theo đó phải có mâm trái cây. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn về trái cây chưng bàn thờ nhé.
- Bưởi: trái bưởi tròn đầy tượng trưng cho sự sung túc, đoàn tụ của các thành viên trong gia đình, đồng thời người ta tin rằng việc bày bưởi trên mâm cúng còn đem lại may mắn, như một lời chúc phúc cho gia chủ
- Xoài: tượng trưng cho vàng bạc tiền tài, màu vàng của xoài cũng là màu sắc của hoàng kim trong quan niệm Á Đông nên xoài là một loại trái cây tuyệt đẹp trên mâm cúng
- Cam: cũng như bưởi, quả cam tròn trịa mọng nước sẽ mang lại may mắn tài lộc cho gia chủ
- Chuối: loại trái cây phổ biến nhất trong tất cả các mâm cúng, có thể thiếu các loại trái cây khác nhưng chuối là không thể thiếu, hình tượng nải chuối như bàn tay chìa ra hứng lấy may mắn tài lộc đong đầy khí phúc hưng vượng
- Đào: trong các câu chuyện dân gian Á Đông, quả đào là biểu tượng cho sự hưng thịnh, sức khoẻ và tuổi thọ. Quả đào lại có mùi thơm dịu dàng rất phù hợp cho việc bày biện mâm cúng
Bàn thờ cúng rằm tháng 7 có hoa tươi & hoa quả
Hoa, quả không nên cúng vào ngày rằm
Các loài hoa không nên chưng bàn thờ
- Hoa ly: theo quan niệm dân gian Việt Nam một số vùng miền cho rằng chữ “ly" trong hoa ly là sự ly biệt, điều này không mang ý nghĩa tốt lành
- Hoa dâm bụt: dù là một loài hoa hàng rào nhưng mang một vẻ đẹp bắt mắt nhưng vì cái tên mang ý nghĩa khá tục nên loài hoa này cũng phải kiêng kị
- Hoa phong lan: chữ “phong" trong tên loài hoa này có nghĩa là gió, mà gió sẽ thổi bay mất các điều tốt lành
- Hoa nhài: theo dân ca tục ngữ loài hoa này gian truân khổ ải (bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu), không nên cúng
- Hoa cúc vạn thọ: với một mùi hương khá là không dễ chịu, bông hoa này không được lòng người cúng bái vì thế không ai đưa nó lên bàn thờ mâm cúng
Tuy nhiên, thực tế mỗi vùng miền và tín ngưỡng sẽ có những phong tục khác nhau. Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo theo quan niệm dân gian Việt Nam.
Các loại quả không làm mâm cúng
Vì mâm cúng dân lên Phật, thánh thần, tổ tiên, nên chúng ta nên tránh những loại quả có vị đắng, cay, chua, chát như:
- Quả khế: mặc dù quả khế tượng trưng cho vàng bạc (ăn khế trả vàng) nhưng vì vị chua của nó mà không có khi nào nó được lên bàn thờ ngồi
- Quả sầu riêng: với vẻ ngoài xù xì gai góc, loại quả này (cũng như mít) sẽ khiến gia đình lục đục, ly tán
- Quả quá chín: sẽ thu hút côn trùng làm vấy bẩn bàn thờ
Những lưu ý khi cúng rằm tháng 7
- Đi chùa: Vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, người ta thường đến chùa cầu nguyện cho người đã khuất được yên nghỉ và sức khoẻ bình an cho người còn sống.
- Bày mâm cúng rằm tháng 7: Nhà nhà bày biện mâm cúng để cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng chúng sinh để tỏ lòng thành.
- Ăn chay niệm phật cũng là một hành động thiết thực của Phật tử và không quên tặng quà cho bậc sinh thành để tỏ lòng hiếu hạnh.
- Nên lau dọn vệ sinh sạch sẽ bàn thờ, bàn cúng
- Nên cúng món mặn ở mâm cúng chúng sinh (cúng trước cửa nhà)
- Nên cúng món chay ở mâm cúng Phật, tổ tiên
Bên cạnh những điều thiện lành nên làm vào ngày này thì mọi người cũng cần tránh những điều như sau: tránh sát sinh, tránh làm điều xấu hãy sống lương thiện, tránh việc khai trương kinh doanh khởi đầu mới, tránh cưới hỏi hôn lễ,...
Tục lệ giựt cô hồn tháng 7 âm lịch
Trong văn hoá dân tộc Hoa sinh sống ở Việt Nam, ngày 15 tháng 7 âm lịch được coi là “ngày ma” và tháng 7 được coi là “tháng ma". Đây là một ngày quan trọng trong văn hoá của người Hoa, họ tin rằng tháng 7 âm lịch có thể mang lại vận xui vì những lời nguyền của các linh hồn lang thang. Nhưng mặt khác nó cũng là thời điểm mà người còn sống tha thứ cho những người quá cố mang đầy tội lỗi. Vào “tháng ma" người ta tin rằng cổng Địa ngục sẽ mở ra và những linh hồn sẽ ghé thăm nhân gian và đi lại giữa những người sống. Có một niềm tin trong tháng 7 âm lịch rằng, “hồn ma" tổ tiên và người thân đã mất của người còn sống sẽ ghé thăm và mang lại những phước lành trong khi những “hồn ma" bị lãng quên, không nơi để về sẽ cảm thấy cay đắng và ganh tị. Vì thế những “hồn ma" bị lãng quên này chọn cách nguyền rủa những người xa lạ đang sống, đó là lý do có tục lệ “cúng cô hồn" hay còn gọi là cúng “chúng sinh” nhưng một cách dâng lễ vật và cầu nguyện được bình an.
Giựt cô hồn là gì? Ý nghĩa giựt cô hồn tháng 7
“Giựt cô hồn” là hành động lấy đồ trên bàn cúng “cô hồn” của một gia đình, một công ty hay bất kì ở đâu có bày bàn cúng cô hồn. “Giựt cô hồn" không được ghi chép là một phong tục tập quán, vì thế có thể xem là một hành động bộc phát và được lưu truyền trong dân gian năm qua năm trong một lịch sử.
Giựt cô hồn tới nay vẫn là một hành động gây ra nhiều tranh luận trái chiều. Một luồng tư tưởng cho rằng “giựt cô hồn" là giành giật đồ với “cô hồn" và điều đó gây ra những điềm xấu và vận rủi, vì họ tin rằng “cô hồn" sẽ ám vào những người giành giật với họ. Ở một góc nhìn khác, “giựt cô hồn" là sự giúp đỡ cho những linh hồn lang thang có được đồ ăn thức uống, bởi vì bàn “cúng cô hồn" có sự bảo trợ của thần linh trong nhà, trong đất của gia chủ, vì thế những linh hồn bị lãng quên không thể nào lấy được thứ mà mình muốn trên bàn cúng kia.
Giựt cô hồn có xui không?
“Giựt cô hồn" có mang lại vận rủi cho người giật hay không tuỳ thuộc vào lòng tin của người giật với tục lệ này. Nhưng với sự phát triển của kinh tế vật chất, ngày nay “giựt cô hồn" bị biến tướng đi theo hướng tệ hại nhiều hơn, người ta giành giật, xâu xé nhau những món đồ cúng giá trị như tiền mệnh giá cao, đồ ăn ngon, đồ cúng xịn….
Vậy nên ở một góc độ nào đó, Flosa tin rằng “giựt cô hồn” là xui xẻo và mang lại nhiều vận rủi hơn là sự may mắn, bởi vì bản chất của bàn cúng cô hồn là dành cho những linh hồn lang thang bị lãng quên ngoài kia. Và sự nổi giận của họ khi bị giật mất đồ đáng ra thuộc về chính mình sẽ khiến họ ám quẻ người sống và gây ra những điều bất lợi cho người sống.
Giựt cô hồn có phải là hành vi cướp giật tài sản không?
Giựt cô hồn là một hành vi cướp giật tài sản theo điều 171 bộ luật hình sự năm 2015 nếu như gia chủ chưa đồng ý và bàn cúng cô hồn chỉ mới bày ra. Ngoài ra nếu như gia chủ đã đồng ý và bàn cúng đã cúng xong thì giựt cô hồn vẫn có nguy cơ bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu trong quá trình giật gây thương tích cho người khác.
Trên đây, Flosa chia sẻ đầy đủ, chi tiết các thông tin liên quan đến cúng rằm tháng 7 cũng như gợi ý hoa quả cúng rằm tháng 7. Nếu bạn muốn biết thêm ý nghĩa những loài hoa cúng rằm thì hãy ghé ngay mục Ý Nghĩa Hoa của Flosa ngay nhé!