
Cách cúng khai trương buôn bán đơn giản, mâm cúng đầy đủ nhất
- Người viết: Huỳnh Như lúc
- Ý Nghĩa Hoa
- - 0 Bình luận
Trong quan điểm phong thủy của người Việt Nam, việc khai trương đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định việc buôn bán, kinh doanh của gia chủ có thuận buồm xuôi gió hay không. Vậy cách cúng khai trương buôn bán như thế nào để thu hút nhiều may mắn, tài lộc? Mâm cúng, văn khấn như thế nào đúng chuẩn phong thủy? Cùng Flosa tìm hiểu rõ hơn về cách cúng khai trương qua bài viết dưới đây nhé!
Cúng khai trương là gì?
Việt Nam có câu thành ngữ "đầu xuôi, đuôi lọt”, do đó việc cúng khai trương cửa hàng từ lâu đã trở thành một nghi lễ quan trọng khi bắt đầu kinh doanh của người Việt. Theo quan niệm dân gian, “Đất có thổ công, sông có hà bá”, nghĩa mỗi mảnh đất sinh sống đều có thần linh cai quản. Việc cúng khai trương nhằm để thông báo, trình diện với các vị thần và cầu mong họ phù hộ, mang đến may mắn cho công việc kinh doanh. Tìm hiểu cách cúng khai trương buôn bán chuẩn phong thủy là điều cần thiết khi khánh thành chi nhánh mới, khởi công xây dựng hoặc khai trương đầu năm mới,...
Xem thêm:
- Tân gia nên tặng gì? 50+ quà mừng nhà mới ý nghĩa, gia chủ phát lộc
- 999+ Stt, Lời Chúc Mùng 1 Đầu Tháng Bình An ,May Mắn, Tài Lộc Hay Nhất
- Đi Khai Trương Nên Mặc Gì Vừa Tinh Tế, Vừa Ấn Tượng
Việc cúng khai trương là một nghi lễ quan trọng
Ý nghĩa của việc cúng khai trương
Trong kinh doanh, yếu tố may mắn đóng vai trò rất quan trọng. Để công việc kinh doanh thuận lợi, người ta tin rằng cần có sự hài hòa giữa "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Việc cúng khai trương cửa hàng mang nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa:
Cầu xin sự bảo hộ, phù hộ cho công việc làm ăn hanh thông, gặp nhiều may mắn: Mục đích chính của lễ cúng khai trương cửa hàng là mong nhận được sự che chở, giúp đỡ để việc kinh doanh được thuận buồm xuôi gió, tài lộc dồi dào.
Kết nối với tâm linh: Theo tín ngưỡng dân gian, bất kỳ mảnh đất nào cũng có các vị Thổ Thần cai quản. Do đó, khi mở cửa kinh doanh, việc tổ chức lễ cúng khai trương là cần thiết để xin phép và báo cáo với Thổ Thần, mong được các ngài che chở và phù hộ cho công việc kinh doanh thuận lợi.
Thông báo, trình diện với các vị Thần cai quản vùng đất, vong linh, tiền chủ trú ngụ tại địa điểm kinh doanh: Đây là việc làm thể hiện sự tôn trọng đối với các đấng bề trên và những người đã khuất tại nơi mình chuẩn bị làm ăn.
Thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng và biết ơn: Qua việc chuẩn bị đồ cúng khai trương tươm tất, gia chủ bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh đã ban cho cơ hội kinh doanh.
Quan niệm "đầu xuôi đuôi lọt", tin rằng khởi đầu thuận lợi sẽ mang lại thành công và phát đạt: Một buổi lễ khai trương trang trọng, suôn sẻ được xem là điềm lành, hứa hẹn một tương lai kinh doanh phát triển.
Giúp quảng bá hình ảnh cửa hàng (như một hoạt động khai trương nói chung): Lễ cúng thường đi kèm với các hoạt động khai trương, thu hút sự chú ý của khách hàng và đối tác tiềm năng.
Tạo niềm tin và sự yên tâm cho nhân viên: Việc cúng khai trương giúp gia chủ và nhân viên có được tinh thần lạc quan, tự tin khi bắt đầu một công việc mới.
Xem thêm:
- Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản Đầy Đủ Nhất 2025
Tổng Hợp Lời Cảm Ơn Khai Trương Trân Trọng, Sâu Sắc Mọi Đối Tượng
Hoa Sen Cúng Phật: Ý Nghĩa, Cách Cắm Hoa Sen Bàn Thờ Chưng Tết
Cúng khai trương sẽ giúp việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi
Cách cúng khai trương buôn bán đơn giản thu hút nhiều tài lộc, may mắn
Sau đây là cách cúng khai trương buôn bán đơn giản những vẫn đầy đủ lễ, chuẩn phong thủy giúp thu hút nhiều tài lộc, buôn bán thuận lợi.
Chọn ngày giờ cúng khai trương
Việc chọn ngày giờ cúng khai trương rất quan trọng. Ngày khai trương thường được chọn dựa trên tuổi của gia chủ và sự tư vấn của các chuyên gia phong thủy. Bạn cần chọn ngày và giờ hoàng đạo, phù hợp với mệnh của mình để tiến hành nghi lễ.
Tránh các ngày xấu như Tam Nương, Nguyệt Kỵ, Sát Chủ, Thiên lai, Thụ tử, Quang phù, Thiên cương. Có thể tham khảo lịch âm dương hoặc tìm sự tư vấn từ các chuyên gia phong thủy để có lựa chọn chính xác nhất. Việc chọn ngày giờ tốt thường được thực hiện ngay khi có kế hoạch khai trương để có sự chuẩn bị chu đáo.
Xem thêm :
- 50+ Quà tân gia dưới 500k ý nghĩa, tặng mừng nhà mới thiết thực
- Top 15 Quà khai trương ý nghĩa, quà chúc mừng may mắn tài lộc 2025
- Bí Quyết Chọn Người Hợp Tuổi Mở Hàng Khai Trương 2025 Hồng Phát
Gợi ý Giỏ Trái Cây Cát Tường - GTC26 cúng khai trương hồng phát
Chuẩn bị không gian thờ cúng
Không gian thờ cúng cần được chuẩn bị một cách trang nghiêm và thanh tịnh. Gia chủ nên dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng khu vực đặt mâm cúng khai trương. Bàn thờ và các vật phẩm thờ cúng như bát hương, đèn dầu, nến, lọ hoa, đồ trang trí cần được lau chùi kỹ lưỡng. Khi lau chùi, nên sử dụng khăn sạch và nước thơm (ví dụ như nước lá bưởi hoặc nước gừng pha loãng), tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh có mùi hóa học. Sau đó, bàn thờ có thể được trang trí bằng hoa tươi, nến và hương để tạo không khí linh thiêng, ấm cúng cho buổi lễ.
Xem thêm:
- Cách cắm hoa lan để bàn thờ trang nghiêm, đẹp nhất, đơn giản dễ làm
- 15+ Cách cắm hoa Lan Hồ Điệp đẹp trang trọng tươi lâu nghệ thuật nhất
Chuẩn bị không gian thờ cúng khai trương
Chuẩn bị mâm lễ cúng khai trương
Việc sắm lễ khai trương cửa hàng thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các đấng thần linh. Sự đa dạng và phong phú của lễ vật cúng khai trương có thể tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, quy mô kinh doanh và mong muốn của gia chủ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính. Dưới đây là những lễ vật cơ bản thường thấy trong một mâm cúng khai trương đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo sự đầy đủ:
Mâm ngũ quả: Tượng trưng cho sự đủ đầy và phúc lộc. Gia chủ nên chọn 5 loại trái cây cúng khai trương khác nhau với màu sắc tươi tắn. Đặc biệt, nhiều người ưu tiên chọn trái dừa với ý nghĩa "vừa đủ, không thiếu" và trái sung tượng trưng cho sự "sung túc". Các loại quả phổ biến khác có thể là chuối, bưởi, cam, quýt, táo.
Mâm cỗ mặn hoặc Bộ tam sên:
Mâm cỗ mặn: Bao gồm gà luộc nguyên con được bày biện đẹp mắt, thịt heo quay (hoặc đầu heo), giò chả, bánh chưng, nem rán, tôm hấp, hoặc các loại bánh trái đặc sản của địa phương.
Bộ tam sên (nếu cúng đơn giản): Gồm thịt heo luộc, tôm luộc và trứng gà hoặc vịt luộc.
Hoa tươi: Thường là hoa cúc vàng, hoa hồng, hoặc hoa đồng tiền. Bạn có thể chuẩn bị thêm những lẵng hoa khai trương để bầu không khí thêm màu sắc, nhộn nhịp. Lưu ý tìm hiểu cách đặt hoa khai trương đúng cách.
Lẵng Hoa Khởi Đầu Thuận Lợi - HCM42
Nến và nhang: Gia chủ nên chọn loại nến và nhang có chất lượng tốt, mùi thơm dễ chịu và cháy đều. Nến mang lại ánh sáng và sự ấm cúng, trong khi hương được coi là sợi dây kết nối với thế giới tâm linh. Thông thường, người ta thắp 3 nén nhang trong một lần cúng. Để tăng thêm sự trang trọng, có thể chọn loại nhang to, màu đỏ, có hình rồng phụng và chuẩn bị 2 cây đèn cầy hoặc nến.
Rượu, trà và nước: Được dâng lên thần linh để thể hiện sự tôn kính. Rượu còn mang biểu tượng của sự gắn kết và lời chúc tụng. Gia chủ cần chuẩn bị 3 chén hoặc ly cho mỗi loại.
Bánh kẹo, Trầu cau: Gia chủ nên chuẩn bị một đĩa bánh ngọt, bánh kẹo tượng trưng cho sự ngọt ngào và thành công. Một đĩa trầu cau đã têm sẵn cũng không thể thiếu.
Tiền vàng mã: Được chuẩn bị để hóa sau khi cúng xong, tượng trưng cho tiền tài và phúc lộc gửi đến các vị thần linh và tổ tiên. Các loại vàng mã cần được chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp một cách trang trọng.
Xôi, chè: Thường được chuẩn bị với số lượng 3 đĩa xôi (như xôi gấc, xôi đỗ xanh) và 3 chén chè. Loại chè có thể thay đổi tùy theo vùng miền, ví dụ như chè đậu trắng ở miền Nam hoặc chè trôi nước ở miền Bắc.
Lễ vật cúng chúng sinh (tùy tín ngưỡng và gia chủ): Bao gồm cháo trắng loãng, bỏng ngô, bánh kẹo và tiền lẻ.
Bài vị: Bài vị Thổ địa và Thần tài thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần cai quản đất đai và tài lộc tại nơi kinh doanh, cũng nên được chuẩn bị nếu có.
Phần quà khai trương: Bạn có thể chuẩn bị thêm hoặc đặt những giỏ quà tặng khai trương, giỏ hoa khai trương mà những người đến dự tặng để tăng thêm sự đủ đầy, trang hoàng cho ngày khai trương.
Ngoài ra, mâm cúng khai trương buôn bán có thể được điều chỉnh một vài lễ vật cho phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề. Ví dụ, quán ăn có thể dâng cúng thêm các món đặc trưng của quán, tiệm tóc có thể chuẩn bị kéo và lược mới, cửa hàng quần áo có thể có thêm vải vóc, còn những người buôn bán nhỏ lẻ có thể chuẩn bị một mâm cúng khai trương đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo các lễ vật cốt yếu.
Xem thêm:
Chuẩn bị mâm lễ cúng khai trương đơn giản
Sắp xếp mâm cúng chuẩn chỉnh
Địa điểm thực hiện lễ cúng khai trương thường là ở sảnh chính hoặc ngay mặt tiền của cửa hàng hay công ty. Gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn lớn, sạch sẽ để bày biện lễ vật. Việc sắp xếp mâm cúng khai trương một cách gọn gàng, đẹp mắt và chỉn chu thể hiện lòng thành kính.
Về cách sắp xếp, lư hương thường được đặt ở vị trí trung tâm, phía trong cùng (gần tường hoặc cửa). Hai bên lư hương là hai cây nến (đèn cầy). Phía trước lư hương có thể đặt đĩa trầu cau, đĩa gạo - muối, và các loại vàng mã. Tiếp đến là 3 ly nước và 3 ly rượu. Lọ hoa thường được đặt ở phía Đông (bên trái từ ngoài nhìn vào), còn mâm ngũ quả đặt ở phía Tây (bên phải từ ngoài nhìn vào) ở phần đầu của bàn lễ. Các món mặn như gà luộc, heo quay nên được đặt ở vị trí trung tâm của mâm cúng. Xôi và chè có thể xếp hai bên các món mặn. Chén và đũa cần được bày biện xung quanh một cách ngay ngắn.
Bàn cúng nên được đặt trước cửa chính, hướng ra ngoài (phía cửa hoặc đường quốc lộ) với ý nghĩa đón lộc vào nhà. Gia chủ cũng có thể xem xét hướng đặt mâm cúng khai trương sao cho phù hợp với mệnh và tuổi của mình để tăng thêm vượng khí cho việc kinh doanh.
Xem thêm: Cách Xem Ngày Khai Trương Theo Tuổi 2025 Chuẩn Phong Thủy
Hướng dẫn cách sắp xếp mâm cúng khai trương buôn bán chuẩn chỉnh và đẹp mắt
Các bước tiến hành nghi lễ cúng khai trương
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ cúng khai trương, việc tiến hành nghi lễ cần được thực hiện một cách trang nghiêm và tuần tự.
Đến giờ lành
Khi đến giờ hoàng đạo đã được lựa chọn, chủ lễ, thường là chủ cửa hàng hoặc doanh nghiệp, sẽ tiến hành châm nến (đèn cầy) và đốt 3 cây nhang. Sau đó, chủ lễ thành tâm khấn 3 vái trước bàn thờ.
Thắp hương
Sau khi khấn vái, chủ lễ sẽ cắm hương vào lư hương đã chuẩn bị.
Đọc văn khấn khai trương
Gia chủ hoặc người đại diện được ủy quyền sẽ đọc bài văn khấn cúng khai trương. Trong trường hợp không tự tin, gia chủ có thể nhờ một thầy cúng có kinh nghiệm để thực hiện phần này. Khi đọc văn cúng khai trương, người đọc cần phát âm to, rõ ràng, lưu loát, với tốc độ vừa phải, tránh đọc vấp hoặc quá nhanh làm mất đi sự trang nghiêm.
Văn khấn cúng khai trương chuẩn phong thủy
Văn khấn cúng khai trương cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, thể hiện lòng thành kính và mong muốn của gia chủ. Nội dung văn khấn thường gồm lời chào đến các vị thần linh, tổ tiên, xin phép mở cửa hàng, cầu mong sự bảo trợ và xin những điều may mắn, thuận lợi trong kinh doanh. Dưới đây là bài văn khấn cúng khai trương buôn bán phổ biến:
“Nam mô A di đà Phật (x3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần Định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần và các thần linh cai quản trong khu vực này.
Con tên: [Tên] (Nếu là công ty thì khấn là Tín chủ con tên [Tên] là [Chức vụ] cùng toàn thể Công ty)
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, chúng con thành tâm sắm sửa lễ,trầu câu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (địa chỉ)…, nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh... cúi mong soi xét.
Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
“Nam mô A di đà Phật, Nam mô A di đà Phật, Nam mô A di đà Phật”
Sau khi khấn xong, bạn hãy vái ba lần và lùi lại. Nếu bạn ghi bài khấn ra giấy để đọc trong lúc cúng, nhớ đốt luôn tờ giấy đó cùng với vàng mã.
Khi đọc văn khấn, người đọc nên đứng thẳng, chắp hai tay trước ngực. Mắt có thể nhìn xuống đất hoặc nhìn vào bài văn khấn (nếu có) để thể hiện sự tôn kính. Điều quan trọng nhất là giữ tâm thế thành kính trong suốt quá trình đọc. Sau khi đọc xong bài văn khấn khai trương buôn bán, chủ lễ thực hiện 3 vái rồi lùi lại một chút.
Trong lúc nghi lễ đang diễn ra, những người tham dự buổi lễ cần giữ im lặng, thái độ trang nghiêm, tránh đi lại hoặc nói chuyện để đảm bảo sự tôn nghiêm của buổi lễ.
Đọc văn khấn cúng khai trương buôn bán với lòng thành tâm và trang nghiêm
Hóa vàng mã
Sau khi nhang đã cháy gần hết, thường là sau khi hết một tuần hương hoặc khi nén nhang đầu tiên đã cháy tàn, gia chủ mới tiến hành hóa vàng mã. Gia chủ cần lưu ý không nên đốt vàng mã khi nhang vẫn còn đang cháy nhiều. Trước khi hóa vàng, gia chủ cần xin phép các vị thần linh cho hạ tiền vàng xuống để thực hiện nghi thức.
Để đảm bảo an toàn, gia chủ nên chọn một chiếc chậu sạch hoặc lò hóa vàng chuyên dụng, đặt ở nơi thoáng mát và xa các vật dễ cháy. Việc hóa vàng cần được thực hiện một cách từ tốn và cẩn thận. Theo thứ tự, nên bắt đầu đốt các loại quần áo giấy, đồ dùng bằng giấy trước, sau đó mới đến các loại tiền vàng mã. Nếu bài văn cúng khai trương được viết ra giấy, sau khi đọc xong có thể hóa chung cùng với vàng mã. Gia chủ cần kiểm tra kỹ lưỡng khu vực hóa vàng trước và sau khi thực hiện để phòng tránh nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra.
Thụ lộc và đón khách mở hàng
Sau khi đã hoàn tất việc cúng và hóa vàng mã, gia chủ sẽ tiến hành hạ lễ, tức là dọn dẹp các món đồ đã cúng. Tiếp theo, gia chủ hoặc người đứng đầu công ty sẽ mời tất cả mọi người có mặt cùng thụ lộc, chia sẻ và thưởng thức các món đồ đã được dâng cúng. Hành động này mang ý nghĩa chia sẻ may mắn và niềm vui đến với mọi người.
Một phần quan trọng không kém là việc mời một người hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ, hoặc người có "vía tốt", tính tình vui vẻ, xởi lởi và làm ăn phát đạt, vào mua hàng đầu tiên để "mở hàng". Việc này được tin là sẽ mang lại may mắn cho ngày khai trương và cả quá trình kinh doanh sau này. Để tạo không khí vui vẻ và khởi đầu may mắn, gia chủ có thể áp dụng các chương trình giảm giá hoặc tặng quà cho những vị khách mở hàng đầu tiên.
Thực hiện chương trình giảm giá ngày khai trương để thu hút khách hàng và đón tài lộc
Những lưu ý quan trọng khi cúng khai trường
Để cách cúng khai trương buôn bán mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh những điều không may, gia chủ cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:
Sự thành tâm là quan trọng nhất: Dù mâm cúng khai trương đơn giản hay cầu kỳ, lòng thành kính của gia chủ mới là yếu tố quyết định. Hãy thể hiện lòng biết ơn và sự tôn trọng đối với các đấng bề trên để hy vọng nhận được sự phù hộ. Tuyệt đối tránh thái độ hời hợt, làm cho có lệ.
Chuẩn bị kỹ lưỡng: Gia chủ phải đảm bảo đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng và đồ cúng khai trương cần thiết trước giờ lành đã chọn. Nên kiểm tra lại danh sách những thứ cúng khai trương cần những gì để tránh thiếu sót. Nếu cảm thấy không tự tin, gia chủ có thể nhờ người có hiểu biết hoặc kinh nghiệm để được hướng dẫn.
An toàn là ưu tiên hàng đầu: Gia chủ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ, đặc biệt là khi thắp hương, đốt nến và hóa vàng mã. Cần chuẩn bị sẵn các phương tiện phòng cháy chữa cháy và có phương án xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp. Một điều cần lưu ý là tránh làm rơi vỡ đồ đạc như chén, bát, ly trong lúc cúng, vì theo quan niệm dân gian, điều này có thể mang điềm xấu, gây thất thoát tài lộc.
Vệ sinh bàn thờ thường xuyên: Sau lễ khai trương, bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa, nếu có, cần được vệ sinh thường xuyên. Việc giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ, khói hương nghi ngút thể hiện lòng thành kính và giúp duy trì sự linh thiêng của không gian thờ cúng.
Tránh ngày giờ xấu: Như đã đề cập ở phần chuẩn bị, việc tránh các ngày giờ xấu là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự suôn sẻ cho buổi lễ.
Tránh đặt hướng bàn cúng không đúng: Kiêng đặt bàn cúng quay vào các hướng xấu theo phong thủy như Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại. Thay vào đó, nên đặt bàn cúng quay về hướng tốt, hợp với mệnh của gia chủ.
Lễ vật dâng cúng cần được chuẩn bị chu đáo, tránh thiếu sót hoặc không tươi mới: Kiêng kỵ việc thiếu các vật phẩm quan trọng như nhang, đèn, gạo, muối, rượu, trà trên mâm cúng khai trương. Đồng thời, cần tránh dùng hoa đã héo, hoặc trái cây bị dập nát, không còn tươi ngon.
Người thực hiện lễ cúng và những người tham dự nên có thái độ thành tâm và trang phục gọn gàng: Nên ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, và giữ thái độ nghiêm túc, thành kính trong suốt buổi lễ.
Việc kiểm soát lời nói trong ngày khai trương cũng rất quan trọng: Gia chủ và những người có mặt nên kiêng nói những lời xui xẻo, tiêu cực như "ế ẩm", "lỗ vốn", "hết tiền rồi", hay "không có khách đâu". Thay vào đó, mọi người nên nói những lời may mắn, tích cực như "buôn may bán đắt", "khách vào nườm nượp", "tấn tài tấn lộc".
Khi chọn người mở hàng, gia chủ nên chọn người hợp tuổi và tránh những người có tuổi xung khắc với mình: Ưu tiên chọn người có tính tình vui vẻ, hào sảng và có thành tựu trong kinh doanh.
Sau khi cúng xong, gạo và muối thường được xử lý bằng cách trộn chung lại và rải ở phía trước cửa hoặc xung quanh khu vực cửa hàng: Trong lúc rải, gia chủ có thể khấn thầm trong miệng "Điều lành thì đem đến, điều dữ thì mang đi". Rượu, trà và nước cúng cũng có thể được tưới xung quanh với ý nghĩa tương tự.
Cuối cùng, khi chọn gà để cúng, gia chủ nên chọn gà trống tơ thay vì gà mái: Gà trống được xem là biểu tượng của sự oai vệ, uy nghiêm, khỏe khoắn, với mong cầu công việc làm ăn sẽ được thành công và phát đạt.
Xem thêm:
- 15 Cách cắm hoa hồng đẹp nhất phù hợp mọi không gian, đơn giản dễ thực hiện
- 15 Cách cắm hoa cúc đơn giản mà đẹp, cắm hoa cúc vàng bàn thờ phật
Những lưu ý quan trọng cần biết khi thực hiện lễ cúng khai trương buôn bán
Những điều cần kiêng kỵ khi cúng khai trương cần biết để tránh
Một trong những cách cúng khai trương buôn bán hồng phát là nên tránh những điều phạm phong thủy sau:
Tránh các gam màu kỵ với mệnh gia chủ: Bạn nên tránh mặc hoặc sử dụng các màu sắc không hợp với mệnh của mình trong ngày khai trương. Ví dụ nếu gia chủ mệnh hỏa thì không nên mặc màu xanh dương mà hãy chọn những bộ quần áo có màu đỏ, cam, vàng.
Tránh trả giá trong ngày mở bán khai trương: Người Việt Nam quan niệm rằng “đầu xuôi đuôi lọt”, nên việc trả giá trong ngày bán đầu tiên sẽ khiến việc buôn bán bị “trục trặc”. Do đó bạn nên tránh các cuộc thương lượng hoặc trả giá trong ngày khai trương để không làm mất đi sự may mắn và tài lộc.
Tránh những lời nói thiếu may mắn: Mọi thứ trong ngày khai trương đều phải diễn ra tốt đẹp và thuận lợi. Do đó những lời nói không may mắn hoặc tiêu cực sẽ làm mất đi bầu không khí vui vẻ, phấn khởi. Thay vào đó, bạn hãy dùng những lời chúc khai trương tốt đẹp để gia chủ có thể nhận được nhiều tài lộc, làm ăn thuận lợi về sau.
Tránh trả hoặc đổi hàng trong ngày khai trương: Việc trả hoặc đổi hàng trong ngày khai trương được cho là không tốt, bơ có thể gây ra khó khăn trong kinh doanh sau này.
Tránh làm đổ vỡ đồ đạc: Đổ vỡ trong ngày khai trương được xem là điềm xấu, do đó bạn nên cẩn thận để tránh việc này xảy ra.
Xem thêm:
Những điều cần tránh để khai trương hồng phát, thuận lợi (Nguồn: Sưu tầm)
Ai nên là người cúng khai trương?
Thông thường, người chủ cửa hàng hoặc người đứng đầu công ty hay chi nhánh sẽ là người trực tiếp thực hiện nghi lễ cúng khai trương. Tuy nhiên, trong trường hợp người chủ không hợp tuổi hoặc mệnh với thời gian đã được ấn định cho buổi lễ, họ có thể nhờ một người cấp thấp hơn có tuổi mệnh phù hợp, ví dụ như Phó Giám đốc hoặc cửa hàng trưởng, để thực hiện thay. Một lựa chọn khác là mời một thầy cúng có uy tín và kinh nghiệm để tiến hành các nghi thức cúng lễ.
Xem thêm: 30 Quà tặng sinh nhật sếp nữ cao cấp sang trọng, ý nghĩa độc đáo
Nên thực hiện nghi lễ cúng khai trương ở đâu?
Nghi lễ cúng khai trương thường nên được thực hiện ở không gian ngoài sân, ngay phía trước cửa hàng hoặc công ty, hoặc tại sảnh chính của tòa nhà. Việc lựa chọn vị trí này thể hiện sự xin phép được kinh doanh tại địa điểm đó và mong muốn nhận được sự phù hộ từ các vị thần linh cai quản khu vực.
Mâm cúng khai trương nên được đặt theo hướng từ trong nhìn ra ngoài. Phần đầu của bàn cúng nên hướng ra phía cửa chính hoặc đường quốc lộ để có thể đón nhận tài lộc. Gia chủ cũng có thể dựa vào bản mệnh của mình để chọn vị trí và hướng đặt mâm cúng sao cho phù hợp nhất, nhằm thu hút vượng khí tốt nhất cho việc kinh doanh.
Lựa chọn vị trí đặt mâm cúng khai trương buôn bán phù hợp để đón tài lộc
Lễ cúng khai trương buôn bán là một nghi thức mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện mong muốn về một sự khởi đầu thuận lợi và thành công trong kinh doanh. Việc chuẩn bị một mâm cúng khai trương đầy đủ nhất có thể, thực hiện đúng cách cúng khai trương với lòng thành kính là yếu tố then chốt để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với công việc làm ăn.
Tham khảo thêm các sản phẩm hoa khai trương đẹp tại Flosa!
[https://flosa.vn/collections/hoa-khai-truong]
Xem thêm:
- 199+ Hoa chúc mừng sinh nhật em gái đẹp nhất, gợi ý loài hoa ý nghĩa
- 50+ Quà sinh nhật cho người lớn tuổi, tặng mừng thọ ý nghĩa thiết thực
- 199+ Hoa hồng sinh nhật đẹp nhất Thế giới, ý nghĩa độc đáo 2025
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ và cách cúng khai trương buôn bán cũng như những quy tắc, tâm linh cần chú ý trong quá trình này. Chúc bạn thành công và may mắn trong mọi nỗ lực kinh doanh của mình. Theo dõi ngay Flosa để cập nhật những thông tin thú vị về các lễ nghi, yếu tố phong thủy khác.